January 6, 2024

Tầng ý thức và lịch sử

 Trong tác phẩm 40 thế kỷ kiểm soát giá và tiền công, hai tác giả cuốn sách này viết: “Suốt 4.000 năm lịch sử, chưa quốc gia lớn nào học được những bài học từ quá khứ”. Đấy là họ nói về các biện pháp quản lý giá và tiền công, nhưng trong một số lĩnh vực, ví dụ trong lĩnh vực lịch sử và kinh tế, ta cũng thấy nhiều nước “chẳng học được gì từ quá khứ”.



Câu hỏi đặt ra là: Tại sao lại như thế? Con người rõ ràng là thông minh hơn, biết nhiều hơn, tại sao họ lại tiếp tục lặp đi lặp lại những sai lầm xưa cũ?

Chỉ có thể trả lời được câu hỏi này nếu ta nhìn vào tầng ý thức của nhân loại: Trong suốt nhiều thể kỷ, tầng ý thức của nhân loại vẫn giữ nguyên ở con số 190, nghĩa là tiêu cực, họ là những người luôn luôn có quan niệm thắng thua, tôi thắng thì anh thua, hay còn gọi là trò chơi với kết quả Zero-Zero.



Trong lĩnh vực chính trị.

Thắng thua trong lĩnh vực chính trị nghĩa là một kẻ nổi dậy nào đó cướp được/giành được chính quyền thì ông ta sẽ chiếm lấy ngai vàng, rồi truyền cho con cháu của mình cho đến khi một kẻ nổi dậy khác vùng lên, cướp được chính quyền và “làm thịt” con cháu của ông ta. Lịch sử cứ lặp đi lặp lại như thế mãi. Tất cả các nước đều không rút ra được bài học nào từ quá khứ. Chỉ có các nhà lập quốc Mỹ, những người có tầng ý thức cao hơn hẳn tuyệt đại đa số những người cùng thời - có thể họ ở những tầng từ 400 tới 499 - mới nhận thức được rằng ngai vàng/ngôi vua là của quý mà nhiều người trong thiên hạ luôn luôn dòm dỏ. Nhưng không đi vào vết xe đổ của các chế độ quân chủ thì phải biến ngai vàng/ngôi vua thành món đồ mà kẻ thắng không thể được giữ lâu, còn kẻ thua cũng không mất hết hy vọng, đến mức phải sử dụng vũ lực. Cuộc chơi trở thành thắng cũng không thắng mãi, mà thua cũng không thua vĩnh viễn. Đấy chính là cái mà chúng ta gọi là chế độ dân chủ, cứ 4 năm họ lại tổ chức bầu cử một lần. Có thể coi bầu cử là đảo chính phi bạo lực, không đổ máu. Sau nước Mỹ, nhiều nước đã bắt chước mà sao chép mô hình dân chủ, nhưng một số nước khác vẫn làm theo lối cũ và kết quả thì vẫn như cũ.



Trong lĩnh vực kinh tế

Những người ở tầng ý thức 190, nghĩa là tiêu cực, là những người luôn luôn có quan niệm thắng thua, tôi thắng thì anh thua, hay còn gọi là trò chơi với tổng bằng không. Trong lĩnh vực kinh tế, những người này cho rằng người bán, tức là người thu được tiền là người thắng, còn người mua, tức là người phải mở hầu bao, là người thua. Đấy là lý do hình thành chế độ trọng thương, khuyến khích xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu nhằm giữ lại vàng bạc, không cho chuyển những kim loại quý này ra nước ngoài. Phải đến khi Adam Smith - có khả năng là tầng ý thức của ông này nằm trong khoảng từ 400 tới 499 - chấp bút cuốn sách Của cải của các quốc gia thì người ta mới ngộ được rằng trao đổi mang lại lợi ích cho cả người mua và người bán. Đồng thời trao đổi cũng giúp cho người ta tích lũy tư bản, chuyên môn hóa, nâng cao tay nghề..v.v.. Đây là trò chơi Thắng-Thắng, các bên cùng thắng, còn gọi là thị trường tự do.  

Thị trường tự do cũng là Pháp lý dành cho nhân loại, dành cho những người có tầng ý thức từ 499 trở xuống. Đấy là những người tự tư, tự lợi. Tự tư không phải là lòng tham mà đòi được tưởng thưởng xứng đáng với công sức bỏ ra. Họ là những người có cả ma tính lẫn Phật tính. Phật tính là tạo ra giá trị cho người tiêu dùng; lòng tham, lười biếng, muốn ăn mà không muốn làm… là ma tính, nếu không được tưởng thưởng xứng đáng thì ma tính sẽ nổi lên và ngày càng phình to ra. Xã hội phải có cơ cấu sao cho phần ma tính yếu đi, phần Phật tính mạnh lên. Chỉ có thị trường tự do mới làm được như thế: tưởng thưởng  luôn luôn tương xứng với công sức đã bỏ ra.  

Mặc dù Đức Phật, Chúa Jesus, Lão Tử, Trang Tử và nhiều nhà huyền môn khác đều nói đại ý rằng của cải thế gian là vật ngoại thân, truy cầu rồi cũng mất, nhưng chỉ có 4% dân số thế giới đạt được tầng ý thức 500, tức là tầng tình yêu và chỉ có 0,4% đạt được tầng tình yêu vô điều kiện, tức là chỉ có những người đạt được tầng 500 trở thì mới là những “người mình vì mọi người”. Tuyệt đại đa số dân chúng không thể vươn tới tầng này, nếu đa số vươn tới tầng này thì đấy sẽ là xã hội của Thần chứ không còn là xã hội của con người nữa.



Như đã nói, những người bên dưới tầng 500 là những người tự tư tự lợi, nếu đưa họ vào làm ăn theo lối tập thể thì họ sẽ hiện nguyên hình là những kẻ “muốn ăn mà không muốn làm”, tức là phần ma tính sẽ lấn át phần Phật tính trong con người của họ. Đấy không phải là kết luận vu vơ mà có bằng chứng rõ ràng. Đễ một người kéo một vật gì đó thì họ sẽ bỏ ra 100% công sức, nhưng hai người kéo thì mỗi người chỉ bỏ ra 80% công sức mà thôi. Càng nhiều người kéo thì sức lực mà mỗi người bỏ ra sẽ càng ít đi. Làm ăn tập thể thì cũng thế. Kết quả: xã hội sẽ bước lên Đường về nô lệ: nghèo đói gia tăng, đán áp cũng gia tăng vì phải ép buộc thì người ta mới làm!



Kết luận: Kinh thế thị trường tự do và chế độ dân chủ là Pháp dành cho người bình thường, tức là dành cho đa số nhân loại. Nhân loại không phải là thánh thần, làm khác đi là trái ngược với bản chất của con người.

Đường chúng ta đi – Khai dân trí, Chấn dân khí, Hậu dân sinh

Khi tầng ý thức của hầu như toàn bộ dân chúng nằm dưới 200, nghĩa là họ có thái độ tiêu cực, họ luôn luôn có quan niệm thắng thua, tôi thắng thì anh thua, hay còn gọi là trò chơi với tổng bằng không. Đấy là xã hội mà dân chúng, khi sản xuất thì tìm cách làm gian làm dối, “rau hai luống, lợn hai chuồng”…, buôn bán thì nói thách, lừa được người mua vài đồng thì lấy làm thỏa mãn … Còn trước người có quyền lực thì họ co rúm lại, họ luôn luôn có quan niệm “Vinh thân phì gia”, “Một người làm quan của họ được nhờ”. Trước đây nhiều người tưởng tằng tài sản công cộng, tức là hợp tác xã hay xí nghiệp quốc doanh thì dễ bị tham ô, nhưng “chuyến bay giải cứu” và Việt Á chứng tỏ rằng không phải như thế. Khi người ta bị năng lượng của trường “tham lam” khống chế thì họ sẽ làm mọi việc để thỏa mãn lòng tham vô đáy của mình. Tham lam có điểm hiệu chỉnh 125 tức là còn cách xa Kiêu ngạo, 175 điểm. Có thể nói hầu hết các quan chức không có thái độ kiêu hãnh vì có chức có quyền, phải bảo vệ danh dự của mình và dòng họ mình. David Hawkins nói rằng tầng tổng thế của dân Đông Lào là 140, là có cơ sở.

Hiện tượng “xá lợi tóc” ồn ào trong mấy ngày vừa qua càng chứng tỏ nhận định này.



Với tầng ý thức như thế, người chính trực sẽ bị loại bỏ; có đưa ông John Kennedy lên làm người đứng đầu chính phủ thì ông ta cũng bó tay hoặc là sẽ bị bộ máy nhuộm đen ngay lập tức.

Cho nên khẩu hiệu của Cụ Phan Châu Trinh đưa ra cách đây cả trăm năm, Khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh vẫn còn nguyên giá trị. Có người muốn đảo ngược câu của Cụ Phan thành: Dân trí, Dân khí, Dân sinh; theo thiển ý của người viết, đổi như thế là không hiếu ý Cụ. Cụ Phan không nói phải Khai dân trí trong 3 năm hay 10 năm rồi mới Chấn dân khí, lại sau 3 năm hay 10 năm mới Hậu dân sinh, mà đây là cỗ xe tam mã, 3 con ngựa kéo, trên xe là toàn thể quốc dân đồng bào. Đây là đường chúng ta đi hôm nay và mãi mãi về sau.



Ngay cả ở Mỹ với 49% người dân có tầng ý thức dưới 200 thì Khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh vẫn là công việc mà những người có lòng với dân với nước phải làm. Tất nhiên mỗi thời, mỗi giai đoạn, nội hàm của khẩu hiệu sẽ hơi khác đi một chút nhưng cái khung của khẩu hiệu do Cụ Phan đưa ra sẽ có giá trị đến muôn đời sau.

October 8, 2023

Ba quy luật phổ quát của vũ trụ

 Quy luật thứ nhất – Không có cái gì là nguyên nhân của bất cứ cái gì khác.

 


Xin hãy tưởng tượng một hạt bụi đang bay lơ lửng trước màn hình máy tính của tôi. Cái gì là nguyên tạo ra hạt bụi này? Bạn sẽ nói: Luồng không khí trong phòng. Đúng! Bạn khác sẽ nói: Nhiệt độ trong phòng. Đúng luôn! Bạn nữa sẽ bảo: Cái màn hình và tôi. Cũng đúng luôn! Dù bạn có nói ra nguyên nhân nào thì người khác cũng sẽ tìm thêm được nguyên nhân nữa: Cái cửa sổ, đồ đạc trong phòng, cái cầu thang, rồi căn phòng, không có căn phòng thì làm sao có hạt bụi? Rồi căn nhà này, không có căn nhà thì làm sao có căn phòng? Rồi đến con đường phía trước ngôi nhà, rồi khu phố, rồi cả thành phố. Vân vân và vân vân. Tóm lại, không có một nguyên nhân cụ thể nào gây ra hạt bụi trong khoảng không gian giữa tôi và cái màn hình máy tính của tôi, hay có thể nói cả vũ trụ từ khi khai thiên lập địa đến nay là nguyên nhân gây ra hạt bụi này.

 Nếu bạn chưa tin thì xin hãy tưởng tượng, một buổi chiều trời trong xanh, gió lặng, bạn nhìn lên bầu trời và có một đám mây trắng thật mỏng, thật nhẹ bỗng nhiên xuất hiện, rồi chỉ vài giây sau nó biến mất. Bạn tự hỏi: Cái gì làm cho đám mây xuất hiện rồi biến mất? Bạn có thể nói: Tại gió. Đúng. Bạn cũng có thể nói: Tại nhiệt độ. Đúng. Rồi, tại ánh mặt trời: Đúng. Tại rặng núi kia. Đúng luôn! Dù bạn có đưa ra nguyên nhân nào đi nữa thì người khác cũng có thể đưa ra thêm một nguyên nhân nữa và cũng đúng. Tóm lại, không có một nguyên nhân cụ thể nào làm cho đám mây kia xuất hiện và tan biến, hay có thể nói cả vũ trụ từ khi khai thiên lập địa đến nay là nguyên nhân làm cho đám mây kia xuất hiện rồi tan biến vào thinh không.

 


Hỏi: Nếu không có cái gì là nguyên nhân của bất cứ cái gì thì có cần làm gì nữa hay không?

Trả lời: Có chứ. Cứ làm phù hợp với tầng ý thức của bạn hay có thể nói cứ làm theo cách hiểu của bạn, nhưng đừng truy cầu kết quả. Kết quả là do cả Vũ trụ an bài. Tất cả chúng ta đều biết như thế: Mưu sự tại nhân thành sự tại thiên.

 

Quy luật thứ hai  – Chủ thể tác động vào đối tượng như thế nào thì đối tương tác động vào chủ thể như thế ấy (Nhận thức cao hơn thì chính là tất cả các hiện tượng bên ngoài đều do tâm ta phóng chiếu ra).

 


ÁP DỤNG:

1. Trong đời thường: ta vui vẻ hòa nhã với người khác thì người khác cũng vui vẻ hòa nhã với ta; ta cáu gắt bất lịch sự với người khác thì người khác cũng cáu gắt bất lịch sự với ta.

2. Trong chính trị: nhà cầm quyền coi dân là thù địch thì người dân cũng coi khinh nhà cầm quyền và trước sau gì cũng có người đứng lên lật đổ chính quyền.

3. Phật giáo giảng: Hận thù diệt hận thù/Đời này không thể có/Từ bi diệt hận thù/Là định luật ngàn thu; còn Chúa phán: Kẻ chơi dao thì sẽ chết vì dao.

4. Trong vật lý, đấy là định luật 3 Newton: Kéo thì vật kéo lại, đẩy thì vật đẩy lại. Đáng tiếc khi dạy định luật này người ta đã không giảng cho học sinh quy luật phổ quát thứ nhất của Vũ Trụ.

5. Đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu, nghĩa là muốn giầu thì phải thân cận với người giàu, muốn thành người tử tế thì phải thân cận với thiện trí thức. 

Như vậy là, ta không thể nào cải tạo được người khác, ta chỉ có thể cải tạo được chính mình, bất cứ cái gì xảy ra ở bên ngoài đều giúp ta nhìn vào bên trong xem mình đã làm gì để mình có thể thấy sự kiện đó. Câu nói: “Mình phải thế nào người ta mới đối xử như thế chứ!” là rất có đạo lý!

 


Quy luật thứ ba – Sự sống/Linh hồn/Nguyên thần (từ đây gọi là Linh hồn) không bao giờ chết, Nó chỉ chuyển từ hình tướng này sang hình tướng khác mà thôi.

Linh hồn/sự sống bao gồm vật chất và năng lương, mà vật chất và năng lượng không mất thì linh hồn tất nhiên cũng không bao giờ mất. Có thể đọc được những tác phẩm viết về những người đã trả nghiệm cận tử viết/kể về việc này, ví dụ cuốn Minh Chứng Về Thiên Đường của tiến sĩ Eben Alexander, người đã có trải nghiệm cận tử, kể về trải nghiệm của mình hoặc những cuốn khác. Trong cuộc sống bình thường ta cũng có thể nghe hay thậm chí là gặp những người đã có trải nghiệm cận tử. Họ trở thành những người khác hẳn, từ bi hơn và không dính chấp như trước vào công việc thế gian nữa, thậm chí có người đi tu.

Nếu Linh hồn là bất diệt thì có nghĩa là chúng ta đến thế giới này để hưởng thiện nghiệp và trả những khoản nợ/ác nghiệp mà ta đã làm trong đời trước, và tiếp tục học những bài học nào đó. Hiểu như thế thì sẽ thấy cuộc đời không bất công với bất cứ người nào. Đồng thời cũng thấy rằng ta và tất cả mọi người đang học, đang học thì có thể không sai lầm hay sao? Học lớp 5 nhìn lại những việc ta làm hồi lớp 1 mới thấy ngớ ngẩn làm sao. Nhưng ta không ân hận, cũng không phiền trách mình vì ta biết rằng mình đang học. Thế thì vì cớ gì ta lại ân hân/tiếc nuối những việc ta đã làm hôm qua hay hôm kia? Và vì cớ gì mà ta phán xét người khác. Họ cũng đang học như ta thôi. Quan niệm như thế thì sẽ dễ dàng tha thứ cho ta và cho người khác, tức là trở thành người từ bi hơn. Nhưng không ân hận/tiếc nuối không có nghĩa là cứ mặc cho mọi sự tự trôi đi mà phải rút kinh nghiệm để không mắc những lỗi lầm cũ nữa. Đấy chính là TU TÂM.

 


Kết luận:

1. Chúng ta đến thế gian là để hưởng thiện nghiệp và hoàn trả những khoản nợ mà ta đã nợ trong tiền kiếp, đồng thời phải học những điều mà kiếp trước ta đã bỏ qua. Cái học này, còn gọi là tu tâm, là công việc cực kỳ khó khăn, nó khác hẳn với học một nghề nào đó: bỏ tiền ra đi học một khoảng thời gian là được. Tu tâm khác hẳn, phải chú ý tới từng tư, từng niệm, từng lời nói, từng việc làm trong từng giây, từng phút, thậm chí là từng sát na, bởi vì như người ta thường nói: Giang sơn dễ đổi bản tính khó dời. Nhưng hiệu quả thu được thật là phi thường: Không ân hận, không phán xét người khác thì cuộc sống của ta sẽ nhẹ nhàng hơn hẳn, bệnh tật cũng giảm đi trông thấy.,

2.    Nhận thức được rằng không thể nào thay đổi được người khác mà chỉ có thể thay đổi được chính mình, mọi chuyện mà ta nghĩ là bất như ý chính là thách thức mà ta cần vượt qua bằng thái độ chấp nhận, nhẫn nại và tư bi. Khó khăn vô cùng.

3.     Nhận thức được rằng không có cái gì là nguyên nhân của bất cứ cái gì làm cho ta trở thành người khiêm tốn hơn: Những việc ta làm được là do Vũ Trụ muốn sự việc ấy được làm thông qua bàn tay và khối óc của ta, chứ ta không phải là tác giả. Ta chỉ chịu trách nhiệm về nỗ lực, còn kết quả lại do hàng ngàn hàng vạn nguyên nhân khác nhau, ta không thể nào kiểm soát được. Người xưa thường nói: Người tính không bằng Trời tính. Nếu nhận là tác giả của những việc mình đã làm và trở thành người kiêu ngạo thì thất bại đã hiển hiện rồi. Có lẽ đấy là lý do vì sao các học giả, văn nhân, doanh nhân phương Tây thường có thành tích rất lâu dài, thậm chí có thành tích tới tận lúc chết: Các tín hữu Kitô giáo luôn luôn nói rằng đấy là do ý Chúa. 

 

September 11, 2023

Khảo sát nước Mỹ: Đất nước

 Trích từ trang 223 đến trang 231 tác phẩm Phân biệt thật giả


Những người chỉ trích không thể mô tả chính xác sự thật về nước Mỹ, vì cho đến mãi thời gian rất gần đây người ta vẫn chưa thể xác định chính xác sự thật thực sự là gì. Nếu không đặt vấn đề rằng, biểu hiện không phải là bản chất thì các đánh giá của xã hội vẫn phản ánh các định vị, vốn là kết quả của tính nhị nguyên. Những thành kiến ​​của bản ngã tự động xác định những gì nó quan sát được là đúng. Tương tự, trước khi phát hiện ra tia X, cộng hưởng từ hoặc công thức máu, các bác sĩ lâm sàng thường chẩn đoán không chính xác, vì thiếu các công cụ đó và không có công nghệ hiện đại.

Mỹ là chủ đề nghiên cứu cực kỳ ấn tượng, và nghiên cứu ý thức là một phương pháp hoàn toàn mới trong xem xét và phân tích, tương tự như X-quang, nó cho thấy những nền tảng tiềm ẩn của cả điểm yếu và điểm mạnh của đất nước này. Nghiên cứu có thể bắt đầu với một số sự kiện không thể chối cãi được và có thể kiểm chứng được về mặt thống kê, rồi lấy đó làm cơ sở để tiếp tục theo đuổi cuộc điều tra.

Mỹ là chế độ nhân tài trị dân chủ, cộng hòa hiến định và hiện là quốc gia hùng mạnh nhất thế giới. Nước này có thu nhập bình quân đầu người khá cao, người dân có tình trạng sức khỏe tương đối tốt, tuổi thọ cao, tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh thấp, năng suất lao động tính theo giờ khá cao và sản lượng hàng hóa hoặc dịch vụ đều cao, tất cả đều diễn ra trong nền kinh tế tự do, trong đó mỗi cá nhân đều được hưởng quyền tự do và có các mạng lưới an sinh nâng đỡ ngay từ tầng kinh tế thấp nhất. Lòng nhân từ của nó, cả với tư cách một quốc gia (mỗi năm viện trợ nước ngoài 59 tỷ đô la) lẫn tư cách cá nhân, vượt xa bất kỳ quốc gia nào khác và chưa từng có trong lịch sử. (Nước Mỹ cung cấp tới 40% hoạt động từ thiện của thế giới). Viện trợ của chính phủ Hoa Kỳ được bổ sung bằng những khoản đóng góp to lớn từ các cá nhân, cũng như hầu hết các tập đoàn lớn, chẳng hạn như Pfizer, Coca Cola, Exxon, Citigroup, Quỹ Gates, Chuỗi phòng thí nghiệm Abbott, Johnson & Johnson, Nike, General Electric, First Data, PepsiCo, Marriott, Starbucks và nhiều công ty khác (Regan, 31/12/04). Mỹ là nước tha thứ cho những kẻ thù cũ của mình và sau đó tự nguyện giúp họ xây dựng lại đất nước, điều này thể hiện qua việc các công dân Hoa Kỳ hy sinh thành quả lao động của mình để đóng thuế. Mỹ cho phép tự do thực hành tôn giáo, và đồng thời, tự do không theo tôn giáo. Mọi người đều được bầu cử một cách bình đẳng, văn chương và các phương tiện truyền thông không bị chính phủ kiểm duyệt.           

Ngoài ra, quyền tự do ngôn luận đạt mức độ chưa từng có. Của cải của những người Mỹ trung bình vượt xa sức tưởng tượng thậm chí là hoang đường nhất của các nền văn hóa khác (68% các gia đình có nhà riêng). Trong khi đó có những quốc gia mà người ta phải làm việc suốt ngày với mức lương chưa tới 1 đô la một ngày. 67% dân số thế giới sống với thu nhập tương đương 2 đô la Mỹ hoặc ít hơn mỗi ngày. Giáo dục có mặt ở khắp nơi, dành cho tất cả mọi người, và thuế mà người dân đóng hỗ trợ cho việc giáo dục những đứa trẻ thậm chí không phải là con của họ.

Nước Mỹ cũng có tỷ lệ người biết chữ rất cao, và giáo dục công lập là toàn diện, miễn phí và phổ biến rộng rãi, không cần thủ tục. Có rất nhiều thư viện, viện bảo tàng và phòng trưng bày nghệ thuật, cũng như rất nhiều các khu giải trí, công viên, sân chơi, hồ bơi, thủy cung và cung thiên văn. Ngay cả những công dân nghèo khó nhất cũng có thể tiếp cận với thành quả của khối tài sản mà ngay cả những ông vua vĩ đại nhất trước đây cũng không có được.

Kỹ thuật chăm sóc sức khỏe có chất lượng cao đến mức công dân từ các quốc gia khác, kể cả những người cầm quyền ở các xứ đó, đang đổ xô đến đất nước này vì trình độ chuyên môn y tế cao cấp của nó. Tuy nhiên, khoảng một phần ba người Mỹ dưới 64 tuổi không có bảo hiểm y tế (82 triệu người, tính đến tháng 6 năm 2004), và một tỷ lệ tương tự cũng không có bảo hiểm nhân thọ, cũng như không có di chúc hợp pháp. Do chi phí gia tăng, các lợi ích y tế đang bị các nhà tuyển dụng cắt giảm, vì họ đang ở trong cuộc cạnh tranh trên toàn thế giới với các quốc gia có chi phí lao động thấp hơn hẳn, vì ở những nước đó không chỉ có mức lương thấp hơn mà còn không có các khoản phúc lợi làm tăng chi phí. Bảo hiểm y tế thường là một quyết định tài chính chứ không phải quyết định liên quan đến sức khỏe, và đáng chú ý là ngay cả những người nhập cư bất hợp pháp cũng được tiếp cận với chăm sóc y tế giống như người nghèo thông qua nhiều chương trình được tài trợ công khai. Các loại dược phẩm được sản xuất ở Hoa Kỳ lan tràn khắp thế giới mà không bên nào khác phải góp của vào số tiền hàng triệu đô la để phát triển một loại thuốc mới (hiện nay là 7 triệu đô la). Các nước khác, được biên giới quốc gia che chở, sau đó sao chép kết quả của những công trình nghiên cứu này và bán phá giá vào thị trường Hoa Kỳ.           

Chi phí chăm sóc sức khỏe ở Hoa Kỳ là cao nhất thế giới và đang tăng lên do các yêu cầu từ tầng tầng lớp lớp quản lý hành chính và luật pháp ngày một chồng chất. Các quy định về chăm sóc sức khỏe tiêu tốn 256 tỷ đôla Mỹ mỗi năm, với tỷ lệ chi phí/lợi ích là 2/1 và khiến ít nhất bảy triệu người Mỹ phải từ bỏ hệ thống chăm sóc sức khỏe. Các quy định của Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm tiêu tốn 49 tỷ đô la mỗi năm, nhưng chỉ cung cấp được 7 tỷ đô la lợi ích.

Hệ thống trách nhiệm y tế tiêu tốn 114 tỷ đô la nhưng chỉ cung cấp được 33 tỷ đô la lợi ích. Các quy tắc bảo hiểm bắt buộc tiêu tốn 15 tỷ đô la nhưng chỉ cung cấp được 13 tỷ đô la lợi ích (Arizona Medical Journal, 2004). Bảo hiểm cho sai sót của bác sỹ cũng làm tăng phí dịch vụ y tế, trong khi tiền công trả cho bác sĩ trên thực tế chỉ vừa vặn theo kịp lạm phát và mới bằng 10% chi phí thực tế. Cái làm tăng chi phí chăm sóc sức khỏe không phải là chi phí thực tế cho bảo hiểm do sai sót của bác sỹ mà là môi trường kiện tụng của ngành này, trong đó luật về vi phạm trách nhiệm dân sự khuyến khích người ta kiện tụng trong một xã hội ngày càng tự cho mình có nhiều “quyền” và hoạt động ngày càng phù hợp với mô hình nạn nhân/thủ phạm; bộ luật này cũng là nguyên nhân khiến cho Lodmell và Lodmell viết tác phẩm The Lawsuit Lottery (tạm dịch: Ngành xổ số kiện tụng - 2004). Thực trạng như thế làm cho người ta có kỳ vọng không thực tế là kết quả lúc nào cũng tối ưu, và nếu ai đó chết vì bệnh hiểm nghèo thì đấy phải là lỗi của người nào đó, v.v. Nó còn dẫn đến việc bác sĩ chữa bệnh theo lối phòng thủ, chẳng hạn như họ chỉ định đủ thứ xét nghiệm đắt tiền và làm đi làm lại các thủ tục (ví dụ, chụp cộng hưởng từ giá 3.000 đôla chứ không chụp X-quang giá chỉ 100 đô la, v.v.)

Nghiên cứu nhận thức chỉ ra rằng chỉ có khoảng 4,0% những người ở dưới đáy xã hội là có điểm hiệu chỉnh trên 200, còn phần lớn có điểm hiệu chỉnh cực kỳ thấp - thực ra là dưới 100 (Thờ ơ). Những người thực sự “thất cơ lỡ vận” vướng vào ma túy, nhà tù, tội phạm, nghèo đói, tàn bạo và không quan tâm đến người khác. Họ sống chủ yếu bằng thái độ đổ lỗi cho người khác, tự bao biện, và các cơ chế của bản ngã khiến cho họ tự làm mình yếu đi.       

Khoảng 3,0 đến 4,0% dân số nói chung đang ở trong nhà giam, nhà tù hoặc bị án treo, và trong nhóm tiểu văn hóa này tầng ý thức trung bình là từ 40 đến 50. Nhóm người hay tái phạm này có đặc điểm là nghiện ngập, phạm tội và rối loạn nhân cách, trong đó có tỷ lệ khá lớn những người thái nhân cách với khu vực vỏ não trước trán phát triển kém thấy rõ do di truyền. Một số đặc điểm quan trọng của những người có vấn đề là họ không có khả năng kiểm soát những cơn bốc đồng hoặc trì hoãn việc làm cho mình hài lòng, không học được kinh nghiệm, không tôn trọng thẩm quyền và quyền của người khác và không lường trước được hậu quả. Sự thiếu động lực và thái độ chống lại quá trình điều trị hoặc tái tạo động lực của họ là do cốt lõi cứng đầu cứng cổ của thái độ ái kỷ thái quá, tự cho mình là trung tâm.

Từ các thảo luận và dữ liệu đã trình bày, rõ ràng là thất bại về mặt xã hội của các cá nhân hoặc nhóm người nào đó không phải do “nguyên nhân” bên ngoài, chẳng hạn như chủng tộc, nền chính trị hay xã hội Mỹ (tức là hệ hình Newton hạn chế), mà đó là hệ quả của hiệu ứng trường. Nội dung của trường này là hệ quả của chính đặc tính của trường (ví dụ, nguyên tắc “cửa sổ vỡ[1]). Cũng giống như nồi của đầu bếp có thể cuốn hút muối và tiêu, cà rốt, khoai tây, cà chua, thịt bò và thịt gà ăn dở, trường năng lượng thấp cũng thu hút ma túy, bạo lực, bệnh tật, suy dinh dưỡng, nghèo đói, bạo lực, nhà tù, ma túy, rượu và tình trạng bẩn thỉu. “Nồi nấu” trường năng lượng tiêu cực có sức hút đối với các nguyên liệu. Cà rốt không làm cho chút khoai tây bám vào nồi, muối và hạt tiêu cũng không làm cho mẩu thịt gà bám vào hay làm cho nước sôi. Nguồn gốc của hiện tượng là ở bên trong, thuộc về bản chất và mang tính bẩm sinh chứ không phải ngoại sinh, không phải là hệ quả của những thứ bên ngoài. Không ai “làm cho” người nào đó vứt rác ra đường, mẩu rác đó tự nó là dấu hiệu quan trọng cho thấy chân tướng của sự việc.

Tương quan giữ tầng ý thức và các vấn đề xã hội

Tầng ý thức

Tỷ lệ thất nghiệp

Tỷ lệ nghèo đói

Hạnh phúc – “Cuộc đời như thế là được rồi”

Tỷ lệ tội phạm

600+

O%

0%

100%

0%

500-600

0%

0%

98%

0,5%

400-500

2%

0,5%

79%

2,0%

300-400

7%

1,0%

70%

5,0%

200-300

8%

1,5%

60%

9,0%

100-200

50%

22,0%

15%

50,0%

50-100

75%

40,0%

2%

91%

<50

97%

65%

0%

98%

 

Có thể thấy rằng mặt trái ở đây không phải là do văn hóa, kinh tế hay quốc gia nói chung của Mỹ “gây ra” mà là hệ quả tự động của chính toàn thể người dân, vốn đại diện cho toàn bộ quá trình tiến hóa của ý thức con người ở tất cả các nước. Cho dù dường như là “công bằng” hay không “công bằng” (xem phần cuối của chương này), mỗi yếu tố chỉ là “cái đang là” như một biểu hiện của tiềm năng riêng của nó trong một bối cảnh và thời điểm nhất định.

Theo Cục điều tra dân số Hoa Kỳ (tháng 8 năm 2004), nghèo đói là điều kiện sống của khoảng 12,5%, hay 35,9 triệu người Mỹ (trong tổng số 300 triệu dân). Mức độ nghèo đói này được xác định dựa trên định nghĩa của bộ máy quản lý hành chính quan liêu. Tỷ lệ nghèo đói tính theo phần trăm sẽ gia tăng nếu họ tăng ngưỡng thu nhập ở mức nghèo và giảm đi nếu họ giảm ngưỡng thu nhập ở mức nghèo. “Tầng nghèo” ở Hoa Kỳ cao hơn thu nhập của 90% dân chúng các nước nghèo hơn.

Thu nhập trung bình của một hộ gia đình ở Hoa Kỳ là 43.318 đô la. Người nghèo ở Mỹ có ô tô hoặc phương tiện giao thông công cộng, tủ lạnh, đài, hệ thống cấp và thoát nước, nước sạch, điện, hỗ trợ y tế, phúc lợi, cấp cứu và cảnh sát, v.v., người nghèo ở các nền văn hóa khác không tiếp cận được với tất cả những thứ vừa nói. Các vấn đề cơ bản phản ánh năng lượng tiêu cực ở đầu vào, vốn có ảnh hưởng chung đến tác động của trường tổng thể. Thay đổi lớn, đầy kịch tính diễn ra bên dưới tầng ý thức 200 có vai trò quan trọng về mặt xã hội học. Tỷ lệ thất nghiệp nhảy một bước từ 8,0 lên 50%; nghèo đói leo thang từ 1,5 lên 22%; hạnh phúc giảm từ 60 xuống còn 15%, và tội phạm tăng vọt từ 9 lên 50%.           

Có thể lập ra các biểu đồ tương quan tương tự để chỉ ra mô thức gần như giống hệt nhau giữa tỷ lệ phần trăm của mỗi tầng ý thức với tỷ lệ mắc bệnh về thể chất, rối loạn tâm thần, nạn nhân của tội phạm, tai nạn ô tô, bảo hiểm y tế, tỷ lệ mắc bệnh AIDS và bệnh lây qua đường tình dục, tỷ lệ người bị bắt giữ, bạo lực gia đình, lạm dụng trẻ em, đi tù, tỷ lệ sinh, thành viên băng đảng, tiếp xúc với phương tiện truyền thông bạo lực, ma túy và thời gian trẻ em xem truyền hình. Mỗi tuần, một đứa trẻ thường xem ít nhất hai mươi tám giờ chương trình truyền hình cấp thấp, xem hơn tám nghìn vụ giết người khi mới đang học tiểu học (Winik, 2004). Trong 75% các câu chuyện giết người, kẻ giết người không bị bắt và bỏ đi, không hề ăn năn và thường đi kèm hình ảnh anh hùng được thổi phồng lên, cùng với vẻ tàn bạo, báng bổ, tục tĩu, và những hình ảnh tình dục gây ấn tượng mạnh.

Trong khi công chúng tập trung chú ý vào các vấn đề kinh tế - xã hội của các khu dân cư trong thành phố, thì những khiếm khuyết tương tự cũng có thể thấy ở những vùng nửa quê nửa tỉnh. Báo chí của các thị trấn nhỏ phản ánh cùng các vấn đề đang diễn ra một cách phổ biến ở các thành phố lớn. Báo cáo của Tòa án (Court Report, tháng 7 năm 2004) cho hay một thị trấn điển hình với số dân vài nghìn người (trong một tuần) có hai mươi bảy vụ bắt giữ vì các hành vi gây rối trật tự, phạm pháp, say xỉn, lái xe mà không có bằng hoặc bị đình chỉ bằng lái, bạo lực gia đình, lái xe trong tình trạng say xỉn hoặc không có bảo hiểm, v.v ... Nói chung, những người vi phạm luật pháp có điểm hiệu chỉnh 185, họ thường tái phạm và thiếu trách nhiệm cá nhân.

Trong các hệ thống không có tự do kinh doanh, tỷ lệ đói nghèo thực sự cao hơn rất nhiều. Tự do đưa đến một mức độ rủi ro nhất định, nhưng  rủi ro buộc người ta phải nỗ lực và dám nghĩ dám làm. Ngược lại, các cộng đồng phúc lợi tự mãn hơn và ít đổi mới hơn, vì chính phủ chịu trách nhiệm về sự tồn tại của họ

Sức mạnh của nước Mỹ

Cả người bi quan và người lạc quan đều buồn bã nhận xét rằng cuộc sống của con người trần thế không phải là hoàn toàn tốt đẹp và cũng không phải là thiên đường, và người có suy nghĩ kết luận rằng, nó dường như là khu vực để tiến hành thí nghiệm, để chuẩn bị cho công việc mới, hoặc là trường học dạy cho người ta về cơ hội, nó cung cấp cho họ một tiềm năng gần như vô hạn cho quá trình phát triển cá nhân và tâm linh. Để hiểu được cái dường như là sự bất bình đẳng trong đời sống của con người, quan trọng là phải nhớ rằng, ngay từ khi mới chào đời mỗi người đã có một tầng ý thức có thể hiệu chỉnh và toàn bộ hành trình của con tàu đã xuất hiện trên la bàn.

Mặc dù có những hạn chế, xã hội Mỹ vẫn có điểm hiệu chỉnh 421, cao hơn bất kỳ quốc gia nào khác trên thế giới. Chính nền tảng và cơ cấu của chính phủ xuất phát từ những lý tưởng cao cả nhất. Chế độ dân chủ (thực ra là nước cộng hòa hiến định) có điểm hiệu chỉnh cao hơn bất kỳ hình thức chính phủ thịnh hành nào khác (điểm hiệu chỉnh 410); tuy nhiên, nó không phải là hoàn hảo mà chỉ ở tầng chính trực, thành ý và trách nhiệm giải trình tương đối cao. Quyền lực của chính phủ là do sự ưng thuận tự do của người bị cai trị, điều này tự thân nó khác hẳn với các chính phủ chỉ dựa vào vũ lực và không có sự ưng thuận tự do của người dân. Quan điểm tích cực về nước Mỹ không phải mang tính lạc quan, mà chỉ đơn giản là cái nhìn thực tế.

Sự vĩ đại có một không hai của nước Mỹ là nội dung chính của tác phẩm Nền dân trị Mỹ của de Tocqueville (1835; điểm hiệu chỉnh 455) và từ đó đã được nhiều nhà tư tưởng và chính khách kế tiếp nhau chứng thực. Hillary Clinton từng tuyên bố: “Mỹ là đất nước vĩ đại nhất mà thế giới từng thấy” (TV News, New York, ngày 21 tháng 6 năm 2004). Chủ đề này được tiếp tục trong Định nghĩa nước Mỹ, là chủ đề của một số đặc biệt của tờ U. S. News & World Report (tháng 6 năm 2004).

Việc hiệu chỉnh các tầng sự thật và các tầng ý thức có tính thực dụng cao. Nó giúp tiết kiệm thời gian và công sức nhằm tìm hiểu các hiện tượng bằng cách cắt bỏ tất cả những gì mang tính khoa trương hình thức và nhanh chóng đi vào cốt lõi của một vấn đề. Điểm hiệu chỉnh giống như một bức ảnh chụp nhanh, nắm bắt được bản chất của một vấn đề. Tầng đã hiệu chỉnh tiết lộ một cách ngắn gọn và dễ hiểu cái thực sự đang là.

Kinh tế Hoa Kỳ

Đây là “người khổng lồ” mà đô đốc Yamamoto đã vô cùng hối hận vì trót đánh thức khi ông tấn công Trân Châu Cảng. Hóa ra nó là kẻ thù đáng gờm vì nền công nghiệp Mỹ có lẽ đã chứng tỏ nó là bất khả chiến bại. Nền kinh tế Mỹ, sản phẩm của kinh doanh tự do và vốn tài chính, hóa ra lại là bức tường thành và pháo đài của tự do mà thế giới tự do được hưởng cho đến ngày nay. Vì một nền kinh tế rộng lớn không thể xuất hiện mà không có vốn nên rất đáng để tìm hiểu xem bản chất của vốn là gì.

Quan niệm chung cho rằng vốn có nghĩa là của cải hoặc tiền trong ngân hàng. Người ta không nhận ra rằng nguồn gốc đích thực của vốn là khả năng sáng tạo của tâm trí, dẫn đến hệ quả tất yếu là tích lũy tiền bạc, hoặc tích lũy tiền bạc là kết quả tự động của sáng tạo, thiên tài, cảm hứng, cống hiến, làm việc chăm chỉ, tính chính trực, làm việc đến kiệt sức và nỗ lực, cũng như kỷ luật và sự tháo vát. Một ý tưởng tuyệt vời duy nhất (ví dụ, điện của Edison) có thể, và thực sự, tạo ra nhiều của cải hơn tổng sản phẩm của nền kinh tế của tất cả các quốc gia. Những thành tựu to lớn của nước Mỹ được ghi lại đầy đủ trong tác phẩm Họ đã tạo ra nước Mỹ (They Made America - Evans, 2004).



[1] Nguyên tắc “Cửa sổ vỡ” (The Broken Window Principle) nói rằng nếu một chiếc cửa sổ bị phá hỏng, vỡ vụn mà cứ để vậy không sửa chữa thì những người đi ngang qua sẽ kết luận rằng không ai quan tâm và không ai chịu trách nhiệm trước hiện trạng này. Rồi không lâu sau, nhiều cánh cửa sổ khác sẽ bị đập vỡ, dần dà ý thức về sự vô chủ, hỗn loạn sẽ lan rộng - ND.

September 10, 2023

Vì sao nước Mỹ thành công

 Trích tác phẩm Phân biệt thật giả (trang 232-243)



Vì sao nước Mỹ thành công

Trường ý thức bẩm sinh của nước Mỹ hỗ trợ khả năng sáng tạo, phát minh, giáo dục và đổi mới, và nó tưởng thưởng cho những nỗ lực tự khởi xướng bằng những lời ngợi ca và thái độ hân hoan. Việc phát hiện ra điện, dòng điện một chiều và xoay chiều và bóng đèn đã thắp sáng toàn bộ thế giới, cũng như cung cấp nguồn năng lượng phổ cập và sẵn có cho ngành công nghiệp và sản xuất ở mọi tầng thứ, từ máy móc khổng lồ đến lò nướng bánh mì trong nhà bếp.

Như thể điện vẫn còn là chưa đủ, tính sáng tạo của nước Mỹ còn làm ra điện thoại, điện báo, đài phát thanh, ti vi, máy bay, chip máy tính, máy ghi âm Dictaphone, máy tính, toàn bộ ngành công nghiệp điện tử, Internet, phần cứng và phần mềm máy tính, và danh sách này kéo dài đến bất tận. Toàn bộ ngành công nghiệp hàng không thế giới xuất phát từ chuyến bay ở Kittyhawk. Còn ngành công nghiệp giải trí trên toàn thế giới xuất phát từ việc phát minh ra phim ảnh. Thêm vào đó là những khám phá quan trọng về y học, dược phẩm, nghiên cứu vật liệu và một loạt các phát minh khoa học mang lại lợi ích cho toàn thế giới.

Ngoài năng suất cực kỳ cao như vừa nói còn có thêm hệ thống bán lẻ cùng với hệ thống cung cấp và giao hàng được xây dựng rất cẩn thận, trong đó Walmart là tập đoàn lớn nhất thế giới với hơn một triệu nhân viên. Doanh nghiệp Mỹ đang tiến tới bình đẳng giới, đây không chỉ là một hiện tượng của nước Mỹ mà còn là quá trình chuyển dịch về mặt xã hội ở những nước khác, chẳng hạn như Đan Mạch, Canada, v.v. (ATF, 2004).

Tầng hiệu chỉnh của hầu hết các tập đoàn lớn trên thế giới (Ford, General Motors, v.v.) xấp xỉ với tầng của các cơ quan của chính phủ Hoa Kỳ, chứng tỏ họ làm việc với tinh thần trách nhiệm, hiệu quả, và tính chính trực theo lối thực dụng. (Jack Welch, cựu chủ tịch General Motors, từng được tạp chí Fortune vinh danh là CEO hàng đầu của Mỹ, một danh tiếng khó mà có được trong giới CEO vốn toàn những người giàu năng lực và thành tích).                       

Góp mặt trong danh sách những khám phá của nước Mỹ có điện lạnh, điều hòa không khí, lò vi sóng cùng hàng trăm thiết bị, tàu hơi nước của Robert Fulton, động cơ hơi nước của Watt/Evans, máy may của Howe, súng trường Winchester, súng lục ổ quay Smith & Wesson, bốc hơi và chưng cất nhiều tầng (tinh chế đường), ngành X quang, tàu cao tốc, thang máy Otis, thang cuốn, robot, điều khiển học, lưỡi dao cạo, máy tách hạt bông, các tòa nhà chọc trời, đài FM, máy thu thanh đổi tần, may chụp ảnh lấy liền, máy photocopy, máy tính kỹ thuật số, bóng bán dẫn, phần mềm, phần cứng, thiết bị y tế (chụp cộng hưởng từ MRI và chụp cắt lớp vi tính CAT), chất dẻo, và cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, năng lượng nguyên tử. Henry Ford đã hoàn thiện dây chuyền lắp ráp và giới thiệu các nghiên cứu về thời gian/chuyển động, dựa trên cơ sở này mà người ta đã phát triển các thiết bị an toàn và khoa công thái học.

Cuộc đời của Ben Franklin là ví dụ điển hình của truyền thống Mỹ. Ông là người có tài phát minh (bếp Franklin, kính hai tròng, điện, cột thu lôi), tự học, nỗ lực hoàn thiện bản thân (Poor Richard’s Almanac) và hào phóng (ông thành lập Đại học Pennsylvania). Ông đã thể hiện tinh thần nghiệp chủ (ông là chủ một doanh nghiệp in), tự do cá nhân, và vượt qua giai tầng xã hội (từ nghèo khó trở thành giàu có, từ người lao động thành nhà ngoại giao quốc tế và biểu tượng xã hội). Ông ủng hộ tất cả các tôn giáo và dạy rằng cách thờ phụng Thiên Chúa tốt nhất là làm điều thiện cho mình và người khác. Ông cũng là minh chứng sống của quá trình liên tục tự hoàn thiện, nó đã trở thành lối sống của ông. Ông là người viết sách và nhà xuất bản, một chính trị gia và chính khách hoàn hảo, góp phần vào quá trình xây dựng Hiến pháp Hoa Kỳ. Nhìn chung, ông là hiện thân của tiềm năng và sự hiện thực hóa điều mà sau này trở thành “giấc mơ Mỹ”.

Tố chất sáng tạo và thiên tài tương tự được thể hiện qua cuộc đời huyền thoại của Andrew Carnegie (điểm hiệu chỉnh 490), người đã đi từ Scotland đến Mỹ chỉ với 25 xu trong túi. Ông đã xây dựng ngành công nghiệp thép và sau đó thiết lập truyền thống làm từ thiện. Ông thậm chí còn tìm cách ngăn chặn Thế chiến I bằng cách cung cấp cho Hoàng đế Đức khối tài sản khổng lồ để ông ta không phát động chiến tranh, nhưng đáng buồn là cố gắng của ông đã không thành công. Cả Franklin lẫn Carnegie đều thể hiện tiềm năng của cốt lõi của nước Mỹ.       

Chính khả năng sáng tạo vô bờ bến này là “vốn” mà từ đó của cải tính bằng tiền tự động phát triển, cùng với đó là hàng triệu việc làm và thịnh vượng gia tăng, tương tự như khi nước biển dâng thì tất cả mọi người đều được nâng lên, vì nó thâm nhập cả khu vực công cộng chứ không chỉ dừng ở sở hữu tư nhân. Nó thể hiện trong các cơ sở hạ tầng khổng lồ, trong đó có các công ty cổ phần đa ngành, ngành giao thông vận tải và thương mại khổng lồ hỗ trợ tất cả các hoạt động của chính phủ. Do đó, vốn trở thành nguồn năng lượng to lớn thúc đẩy toàn bộ trường của xã hội, đến lượt mình, xã hội thừa nhận và hỗ trợ giá trị của quyền sở hữu cá nhân và tư nhân. Đó chính là điều mà nước Trung Quốc của Mao không có - nước này có điểm hiệu chỉnh 150 - và có ​​số người chết đói lớn nhất (30 triệu người) mà thế giới từng chứng kiến, điều này chứng tỏ sự thất bại hoàn toàn của chủ nghĩa Marx, chủ nghĩa tập thể và triết lý xây dựng chủ nghĩa tập thế (Karl Marx có điểm hiệu chỉnh 130). Tất cả các chính phủ đều hoạt động theo lối tư bản chủ nghĩa, vì tất cả các chính phủ này đều phụ thuộc vào sự tồn tại và hoạt động của đồng vốn, dù người ta thu được nó bằng chinh phục, tịch thu hay đánh thuế thì cũng thế mà thôi.

Xã hội kinh doanh tự do tưởng thưởng cho những phát minh và sáng tạo của cá nhân. (Ở Hoa Kỳ có mười hai triệu người tự kinh doanh). Mọi người đều có quyền tự do tạo ra ý tưởng mới, xin cấp bằng sáng chế, sau đó thu hút vốn đầu tư mạo hiểm và các nhà đầu tư, ví dụ như Microsoft. Một lợi ích to lớn nhưng chưa được công nhận của chủ nghĩa tư bản là sự xuất hiện của một thiết chế rất “Mỹ”, đó là thiết chế của những người làm từ thiện vĩ đại – họ đã trả lại cho dân chúng những lợi ích to lớn, như các viện bảo tàng, công viên và phòng trưng bày nghệ thuật lớn, trường cao đẳng, trường đại học, cung thiên văn, phòng thí nghiệm, và phòng hòa nhạc. Di sản của Carnegie là các thư viện lớn trên khắp nước Mỹ cho phép mọi công dân truy cập miễn phí thông tin của thế giới, những thông tin này hiện đang được chuyển vào mạng thông tin toàn cầu. Các quỹ từ thiện lớn đã trở thành huyền thoại (Rockefeller, Gates, Carnegie, Ford, Mellon, v.v.) và đã rót hàng tỷ đô la cho xã hội.                    

Nền văn hóa tư bản chủ nghĩa tạo ra hàng chục triệu việc làm và cơ hội tự kinh doanh; từ sau khi chấm dứt cuộc Đại suy thoái đến nay việc làm chưa bao giờ trở thành vấn đề nghiêm trọng. Tỷ lệ thất nghiệp chính thức là con số thống kê gây hiểu lầm, ở chỗ nó báo cáo về những người nộp đơn xin thất nghiệp. Trong cuộc đời này, chưa bao giờ không có cơ hội tự kinh doanh hoặc thậm chí là “việc làm”, chỉ là không có “công việc” mà người ta muốn mà thôi. Trong khi các trang đầu của các tờ báo báo cáo về tỷ lệ thất nghiệp, thì ở phía sau, trong hết trang này đến trang khác người ta quảng cáo về các công việc và cơ hội chưa có người nhận, và trong hầu hết các cửa hàng đều treo biển “Cần người” - những công việc này có thể không đáp ứng được tham vọng, nhưng sẽ cung cấp cho người ta tiền, nếu họ cho rằng đấy là khoản thiếu hụt quan trọng nhất. Ngược đời là, người ta lại đi làm trở lại khi đã tiêu hết tiền bảo hiểm thất nghiệp. Những người thực sự thất nghiệp dựa vào mạng lưới an sinh, vốn cung cấp nhiều chương trình hỗ trợ và giáo dục. Trung bình, tỷ lệ thất nghiệp ở Hoa Kỳ thấp hơn từ 40 đến 50% so với các nước xã hội chủ nghĩa. Động cơ kinh tế khổng lồ của hệ thống kinh doanh tự do tư bản chủ nghĩa tạo ra một nền tảng kinh tế đáng kinh ngạc (1,5 nghìn tỷ đô la mỗi năm) cho phép Mỹ trở thành quốc gia từ thiện lớn nhất thế giới.

Chỉ cần nhìn lướt qua tổng giá trị tiền vốn của chính phủ liên bang cũng thấy ngay rằng khoản “nợ quốc gia” mà người ta vẫn suy đoán là một nhầm lẫn và một con số thống kê dễ gây hiểu lầm. Tài sản hiện nay của chính phủ là 9 triệu tỷ đô la Mỹ, vì chính phủ nắm trong tay hàng triệu mẫu đất cực kỳ có giá trị, trong đó có tiềm năng dầu mỏ, gỗ, khoáng sản, v.v. Ngoài ra còn có khoản tài sản cố định khổng lồ, nếu xem xét tất cả các quyền sở hữu - tài sản của quân đội, tất cả các tòa nhà chính phủ, đường cao tốc, nhà kho và quyền hợp pháp để đi qua khoảng đất thuộc sở hữu của người khác. Khái niệm một món nợ quốc gia có thể so sánh với việc một triệu phú sử dụng một phần nhỏ tài sản của mình để mua một công ty mới với khoản trả trước là 50%, còn số dư thì phải trả theo môt lịch trình đã định. Bây giờ ông ta nói rằng mình đang “mắc nợ” vì có các khoản thanh toán trên số dư mà ông ta đã vay. Một triệu phú như vậy thực sự không thể bị coi là “mắc nợ” mà chỉ đang có các khoản thanh toán mà ông ta có thể dễ dàng trả hết bằng cách bán tài sản.            

Tiền ra nhanh hơn tiền vào, như “thâm hụt ngân sách” (Greenspan, 2004) chẳng hạn, không có nghĩa là mắc nợ. Nợ thực tế tức là một người nợ nhiều hơn giá trị tài sản mà họ có và do đó có giá trị ròng âm - khó có thể nói rằng đây là thực trạng của chính phủ liên bang. Có những bang, đặc biệt là các bang miền tây, mà chính phủ liên bang thực sự sở hữu 85% đất đai, cùng với nước, gỗ và quyền khai thác mỏ. Khó có thể nói là chính phủ các bang đó “mắc nợ” khi vấn đề thực sự của họ là đổ tiền dành vào một loạt các chương trình, mà nhiều trong số đó có giá trị đáng ngờ và phục vụ cho các ý thức hệ chính trị chứ không phải là nhu cầu thực tế của công chúng.

 Khi xã hội được công nghiệp hóa và chuyển từ văn hóa nông nghiệp sang văn hóa thương mại, thì sẽ có một độ trễ về thời gian. Quá trình chuyển đổi này không chỉ xảy ra ở Mỹ mà còn ở tất cả các nước đang phát triển khác. Trong thời kỳ này, trẻ em và phụ nữ làm việc tại các nhà máy với đồng lương thấp. Các ngành công nghiệp mới nổi ban đầu dựa vào mức lương thấp, thời gian làm việc kéo dài, không xét đến phúc lợi, điều kiện làm việc căng thẳng. Tuy nhiên, hai mươi năm sau, trong một xã hội về cơ bản là chính trực, toàn bộ bức tranh đã thay đổi và vốn tích lũy giờ đây được phân phối thông qua điều kiện làm việc tốt hơn và tiền lương cao hơn, đây là những sản phẩm phụ của quá trình phát triển kinh tế.

Năm 1914, Henry Ford đã làm cho giới lao động kinh ngạc khi ông trả cho họ 5 đô la một ngày, cuối cùng con số này trở thành 5 đô la một giờ và thu hút người lao động từ khắp nơi trên cả nước. Lúc đó, mức lương trung bình cho lao động phổ thông là 35 xu một giờ. Mặt khác, Ford cấm người làm kể chuyện cười hay cười đùa ở nơi làm việc, và họ phải được quản đốc cho phép thì mới được đi vệ sinh dưới sự giám sát về thời gian.

Thay đổi trong lĩnh vực văn hóa

Trước Thế chiến II, 50% kinh tế Mỹ là nông nghiệp. Một nửa người Mỹ sống trong các trang trại, và công việc được chia đều cho đàn ông và phụ nữ, và ở trong nước phụ nữ được coi trọng. Do tôn trọng phụ nữ mà đàn ông không được nói tục trước mặt họ, phải đứng lên khi có người phụ nữ bước vào phòng và phải mở cửa cho phái nữ ra vào trước. Nhìn chung, phụ nữ, đặc biệt là các bà mẹ, được tôn vinh và tôn kính và có quyền đối với các khía cạnh trong đời sống gia đình, trong khi đàn ông chăm sóc cây trồng, vật nuôi và thiết bị. Người vợ không phải là người tìm việc trong lực lượng lao động thương mại, trừ khi họ ngẫu nhiên làm giáo viên hoặc y tá. Đàn ông có trách nhiệm xã hội là phải hỗ trợ phụ nữ. Đối với một người vợ, “phải đi làm” là ô nhục, còn người chồng sẽ “chết vì xấu hổ” trước những bằng chứng công khai về việc anh ta không cung cấp đầy đủ cho gia đình. Mọi người đều cảm thấy buồn cho một người vợ “phải đi làm”.

Nói chung, các lĩnh vực quan tâm được chia một cách tương đối theo giới. Phụ nữ ít quan tâm đến kinh doanh hoặc chính trị. Đàn ông đi vào phòng khác sau bữa tối để thảo luận về những chủ đề như vậy. Cho tới Thế chiến II, phụ nữ ít làm công việc được trả lương, lúc đó những người phụ nữ làm việc trong nhà máy hay xưởng đóng tàu được tôn vinh như một người có thành tích đặc biệt.

Khi văn hóa thay đổi, ngày càng có nhiều phụ nữ làm công ăn lương hơn và định kiến ​​mà họ phải vượt qua chủ yếu dựa trên những định kiến ​​theo thói quen, chứ không phải do cạnh tranh kinh tế hay thành kiến. Thành thật mà nói, trước đó chưa có ai thấy người phụ nữ nào là thợ ống nước, và không có phụ nữ nào là CEO của các tập đoàn khổng lồ, bởi vì họ không có mặt trong nền văn hóa đó chứ không phải là bị cấm làm việc đó (tức là hiệu ứng của trường).            

Lợi ích đối với nền kinh tế nói chung và nền tảng tư bản của nó tăng lên nhanh chóng khi phụ nữ ngày càng tham gia nhiều hơn. Giờ đây, họ đã phát triển để trở thành CEO của các tập đoàn rất lớn và giữ cả các chức vụ cao trong chính phủ. Trong các lĩnh vực khác, phụ nữ đã trở thành những tỷ phú huyền thoại chỉ nhờ vào sáng kiến ​​tiềm tàng của chính họ. Họ cũng đã mang một nguồn năng lượng mới vào giới truyền thông, năng lượng của tình yêu và sự quan tâm. Nhân vật được ngưỡng mộ nhất trên truyền hình hiện nay là người phụ nữ đang điều hành chương trình truyền hình thành công nhất, có điểm hiệu chỉnh cao nhất trong tất cả các chương trình trên các phương tiện truyền thông - trên 500 điểm. Bà và các nữ CEO nổi bật khác xuất hiện đều đặn trên trang bìa của Tạp chí Fortune, vốn trước đây chỉ dành cho nam giới. Năm 2003, các tập đoàn do các nữ CEO lãnh đạo hoạt động tốt hơn các tập đoàn do nam giới lãnh đạo.

Tất cả những điều vừa nói nhằm chứng minh rằng nước Mỹ không chỉ là vùng đất của cơ hội mà quan trọng hơn, nó còn là xã hội linh hoạt, tự điều chỉnh dựa trên cảm giác cân bằng và công bằng, trong đó, những bất công của sự bất bình đẳng cần được sửa chữa và phản hồi trên tinh thần đồng cảm. Hầu như không có tổ chức nào mà không có người ủng hộ. Như vậy là, thực tại xã hội của Mỹ vốn dĩ là chính trực, đây là hệ quả của trường gần đó, tầng của trường đó đã được xác định bởi Hiến pháp với điểm hiệu chỉnh trên 700. Do đó, trường có tính chính trực cao tạo được ảnh hưởng không nhìn thấy được ở chỗ nó tự bộc lộ khi có bất công và không chính trực, chẳng khác gì chiếc áo sơ mi sạch sẽ tiết lộ vết bẩn.

Người ta tự hỏi vì sao nước Mỹ lại là nơi hội tụ của nhiều phẩm chất đáng chú ý – về mặt vật chất, tâm lý và cảm hứng - như vậy. Các thiên tài sáng tạo đã khai sinh ra phần lớn các ngành công nghiệp và các phát minh tuyệt vời, góp phần củng cố nền kinh tế hiện nay. Xã hội có năng suất cao nhất trong lịch sử đã xuất hiện và sinh ra một xã hội tự do, tự điều chỉnh trên nền tảng của chính quyền có điểm hiệu chỉnh cao nhất có thể. Tất cả đều xuất hiện trong một vùng đất với không gian rộng lớn, vẻ đẹp ngoạn mục bất tận và chứa trong lòng nó số lượng của cải vô cùng vô tận - vàng, bạc, đồng, bạch kim, kim loại quý hiếm, gỗ, động vật hoang dã, và quan trọng nhất là sắt, thành phần cơ bản của thép.

Một lần nữa, dường như tình cờ, việc sử dụng thép trong xây dựng và công nghệ thêm phần dễ dàng vì nước Mỹ có một tài sản khác, đấy là những công nhân người Mỹ bản địa không sợ độ cao. Do đó, những công trình kiến trúc và những cây cầu vĩ đại đã ra đời, cùng với đó là tòa nhà mang tính biểu tượng Empire State – một kết quả của cảm hứng sáng tạo. Đây là thành quả của liên minh giữa thiên tài sáng tạo, kỹ năng và sức mạnh của nền kinh tế có sẵn vốn lưu động từ thu nhập và tiền tiết kiệm của người lao động Mỹ, không có những thứ đó thì không có đường sắt, hàng không, vỉa hè, cửa hàng, ô tô, thuốc chữa bệnh, ngân sách liên bang, chương trình chăm sóc sức khỏe, phúc lợi, hay hệ thống điện thoại - trên thực tế, thậm chí còn không có cả nhà vệ sinh công cộng.                            

Từ phân tích tổng thể bên trên và qua xem xét lại lịch sử cũng như điểm hiệu chỉnh các tầng chính trực của các yếu tố của nó, có thể dễ dàng nhận xét rằng trong tất cả các lĩnh vực then chốt và quan trọng của đời sống con người, nước Mỹ đã lập được những thành tích phi thường và tính chính trực toàn diện của nó thật đáng được tôn trọng. Trong khi công dân ở đất nước tự do này được tự do hay thậm chí là được khuyến khích chỉ trích đất nước mình (những người bất đồng chính kiến không thiên vị có điểm hiệu chỉnh từ 210 tới 330), vì người ta xem đó như là một phần của quá trình chính trị và tiến hóa xã hội, thì ngược lại, những kẻ cực đoan chính trị có điểm hiệu chỉnh 160. (Lưu ý rằng chỉ một mình nước Mỹ đã đang cấp hàng triệu đô la và thuốc men để chinh phục căn bệnh thế kỷ AIDS ở châu Phi xa xôi). Một ví dụ về sự xuyên tạc theo lối tiêu cực do những người phản đối việc thuê ngoài vì cho đó là do “lòng tham” hay do “tổng thống” (tuyên bố này có điểm hiệu chỉnh là “sai”), trong khi nó thực ra là hệ quả của Internet và nền kinh tế quốc tế (tuyên bố này có điểm hiệu chỉnh là “đúng”). Hầu hết các quốc gia, thành phố, bang, địa phương và tập đoàn hiện nay đều thuê ngoài ở một số công đoạn, đấy là do nhu cầu về kinh tế. Ngay cả Mexico cũng gia công cho Trung Quốc (Brezosky, 2005; Kniazkov, 2005).

Trái ngược với những người lên án quê hương bản quán của mình, nước Mỹ chào đón những người nhập cư đánh giá cao vùng đất của cơ hội này. Ấn tượng nhất là sự trung thực và chính trực đáng kinh ngạc - đấy là mô tả về nước Mỹ của một người nhập cư thông thạo, có tài. Được sự cho phép của tác giả, nó đã được tóm gọn trong một bài xã luận (Devji, 2004) nhan đề “Mười đặc điểm cao quý của người Mỹ” (điểm hiệu chỉnh 470). Xin tóm tắt như sau:

Tôi là người Mỹ. Tôi thích là người Mỹ! Tất cả những gì đẹp đẽ, công bình và niềm vui trong tôi đều được nâng cao và khẳng định khi là người Mỹ. Mười đặc điểm đánh dấu chúng ta là một con người:                    

1. SÙNG ĐẠO: Hầu như tất cả chúng ta đều công nhận rằng có một sức mạnh cao hơn chúng ta đang lèo lái số phận xoay vần của con người; người Mỹ sinh ra ở đây cầu nguyện “Thần linh Vĩ đại” và bằng trái tim tôn kính họ gắn lời cầu nguyện ấy với mặt đất và bầu trời thiêng liêng của Hoa Kỳ.

2. LÒNG KHOAN DUNG: Những Kitô hữu châu Âu định cư trên vùng đất này và lập ra hiến pháp của nó. Sau đó, họ đã mở rộng vòng tay và chào đón mọi người từ những khu vực khác của thế giới. Giờ đây, các nhà thờ Hồi giáo, giáo đường Do Thái, và đền thờ mọc lên khắp nơi. Ở đây, người theo đạo Hồi có thể thờ phượng tự do hơn là ở hầu hết các quốc gia Hồi giáo. Người theo đạo Sikh mặc y phục của mình, còn người Do Thái thì đội mũ truyền thống của họ.

3. TẦM NHÌN: Mặc dù chúng ta là quốc gia trên đất liền đang tận hưởng những thành công về vật chất của mình, nhưng chúng ta cũng là dân tộc nhìn xa trông rộng. Chúng ta dám mơ những giấc mơ có thể không xảy ra. Chúng ta bay lên vũ trụ để tìm kiếm các vì sao. Chúng ta hạ cánh xuống những hành tinh không hề lên tiếng suốt hàng tỷ năm. Trên trái đất, tầm nhìn của chúng ta trong nghệ thuật chữa lành sẽ làm cho người què đi được, còn người mù thì nhìn thấy được, theo đúng nghĩa đen của những từ này.

4. TRIỂN VỌNG: Khả năng làm việc chăm chỉ một cách vui vẻ của người Mỹ là yếu tố tạo nên của cải của đất nước này. Không gì có thể so sánh với đạo đức làm việc của chúng ta. Chúng ta là đất nước giàu có nhất trên thế giới, nhưng con cái của chúng ta bắt đầu trông trẻ, đóng gói hàng tạp hóa và cắt cỏ ngay khi chúng còn ngồi trên ghế nhà trường.                

5. HÀO PHÓNG: Có lẽ chưa có nước nào trên trái đất mà chưa được hưởng sự hào phóng của người Mỹ. Chúng ta dùng trái tim từ bi để phản ứng trước các vụ động đất, lũ lụt và nạn đói. Chúng ta gửi tiền, thuốc men, quần áo và những lời cầu nguyện tới các nạn nhân thuộc mọi màu da và tín ngưỡng, và thậm chí tới cả những “kẻ thù” của chúng ta. Chúng ta biết rằng mình chỉ là người trông coi của cải, chứ không phải chủ sở hữu của nó.

6. DẺO DAI: Người Mỹ có một khả năng kỳ lạ trong việc vượt qua nghịch cảnh - tai nạn, phá sản và ly hôn. Họ phục hồi cơ thể, xây dựng lại doanh nghiệp và đời sống của mình. Họ không náu mình trong góc tối; họ chiến đấu.

7. DŨNG CẢM: Một đứa trẻ bốn tuổi bên cạnh nhà tôi đội mũ bảo hiểm, phóng xe dành cho trẻ em, còn các bà dì của tôi ở Ấn Độ vẫn giữ chặt đứa con đã 14 tuổi của họ mà bảo bọc nó! Người Mỹ dường như sinh ra đã có lòng can đảm vượt trội. Dũng cảm dường như đã ăn sâu vào tâm hồn chúng ta. Chúng ta dạy cho thế giới ý nghĩa của từ này bằng tinh thần dám nghĩ dám làm và thành tích sáng chói của chúng ta.

8. HÀI HƯỚC: Chúng ta yêu tiếng cười và cuộc sống. Ở nước ngoài, bạn có thể nói chuyện với một người Mỹ vì anh ta thường là người có nụ cười tươi nhất, đôi khi có giọng nói và tiếng cười to nhất, và là người dễ gần nhất. Một người Mỹ sẽ lấp đầy một căn phòng với thiện chí dễ lây lan của mình và sẽ không coi ai là người lạ.                    

9. TỰ NHÌN VÀO BÊN TRONG: Giữ địa vị có một không hai trên thế giới như vậy, chúng ta có thể thực sự trở thành những kẻ kiêu ngạo và không thèm quan tâm tới ý kiến của người khác. Nhưng chúng ta giống như một đứa trẻ, cần được người ta chấp thuận. Chúng ta là những người tự nhìn vào bên trong chính mình, chúng ta mổ xẻ những hành động và ý nghĩ của mình, chúng ta thành lập các ủy ban, và chúng ta thảo luận về những hành động và suy nghĩ của mình trên báo chí, truyền hình và trong các cuộc họp ở tòa thị chính.

10. NGỌT NGÀO: Đất nước, cũng như con người, sẽ trở nên khô cằn và vô vị nếu tâm hồn của những người sống trong vùng đất đó không còn ngọt ngào nữa. Thượng đế đã ban tặng cho người Mỹ một tâm hồn ngọt ngào hiếm có.            

Vì những phẩm chất tích cực của mình, nước Mỹ thu hút được hàng triệu người nhập cư từ khắp nơi trên thế giới, như nước này đã từng làm trong suốt nhiều thế kỷ. Mặc dù mô tả của Devji chỉ nói về Hoa Kỳ, nhưng khả năng nhìn thấy những mặt tích cực của bà cũng phản ánh những hiện tượng đập ngay vào mắt du khách hoặc người nhập cư khi họ đến các quốc gia của tự do và cơ hội khác. Các tuyên bố của bà (điểm hiệu chỉnh 470) được đưa vào tác phẩm này để phản bác quan điểm “căm thù nước Mỹ” hiện nay - tất cả đều có điểm hiệu chỉnh dưới 200. Trong khi các nước khác, chẳng hạn như Canada, có điểm hiệu chỉnh cao, họ không phải chịu những lời gièm pha được phối hợp từ cả bên trong lẫn bên ngoài như vậy. Những người phê phán tấn công các chính sách chứ không tấn công đất nước của họ, tấn công đất nước một cách ác ý là vấn đề nhân cách chứ không phải chính trị. (“Cắn chính bàn tay đang nuôi mình” có điểm hiệu chỉnh 160, người nào làm như vậy chứng tỏ họ đã mất liên hệ với thực tại).